Tại sao bé ngủ hay cựa quậy

Blog post description.

5/29/20246 min read

Petit Town hiểu có nhiều cha mẹ rất lo lắng khi con mình ngủ không đủ, ngủ hay cựa quậy, ngủ chút là tỉnh. Có trường hợp nhiều người thấy trẻ tỉnh giấc liên tục lại lo bị "quở quang", "át vía", thậm chí, còn sợ con thiếu canxi nên cho con uống canxi trong khi thực tế cơ thể không có nhu cầu…

Hiểu được bản chất của giấc ngủ sẽ giúp các bậc phụ huynh tránh được những hiểu lầm này. Để Petit Town đồng hành cùng bố mẹ tìm hiểu về tính chất giấc ngủ nhé ạ!

1. BẢN CHẤT CỦA GIẤC NGỦ

Giấc ngủ của chúng ta gồm nhiều chu kỳ ngủ. Mỗi chu kỳ ngủ có hai giai đoạn, bắt đầu với giai đoạn ngủ sâu và kết thúc bởi giai đoạn ngủ động.

Có một sự khác biệt giữa người lớn và trẻ dưới 6 tháng tuổi là trong chu kỳ ngủ, thời gian ngủ sâu của người lớn chiếm 75%, còn trẻ con thời gian ngủ động lại chiếm 50%. Chu kỳ ngủ của người lớn khoảng 90 phút, trẻ em thì 20-50 phút. Do đó ở trẻ em, đặc biệt là trẻ trong 3 tháng đầu của cuộc đời có thể có 10-15 phút ngủ sâu, 10 -15 phút ngủ động và lặp lại như vậy trong suốt mười mấy tiếng đồng hồ. Vì vậy, bố mẹ có cảm giác con mình ngủ rất ít mà lại dễ thức giấc, nhưng đây là một biểu hiện hoàn toàn bình thường ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh đã hình thành hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể, đặc biệt là não bộ, tuy nhiên về mặt chức năng lại chưa toàn diện, cần thêm thời gian để hoàn thiện cho đến khi trẻ đủ tuổi trưởng thành. Chính não bộ là nơi nhận nhiệm vụ cấp yếu liên quan đến giấc ngủ của bé, điều khiển tình trạng thức hoặc ngủ của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, não bộ vẫn chưa hoàn thiện về mặt chức năng nên việc điều khiển giấc ngủ là công việc khá khó khăn. Vì vậy, trẻ sơ sinh ngủ hay cựa quậy, không sâu giấc, hay lăn lộn, hay vận động tay chân hoặc có các biểu hiện cảm xúc như cười, khóc thất thường... là do não bộ thể không ức chế hoàn toàn được các hoạt động có ý thức khi bé ngủ.

2. TRẺ NGỦ BAO NHIÊU TIẾNG LÀ ĐỦ?

Mỗi người cũng có nhu cầu khác nhau, trẻ con cũng vậy. Có trẻ ngủ nhiều, có trẻ ngủ ít. Tùy theo nhu cầu cơ thể của mỗi trẻ, miễn sao trẻ ngủ xong dậy, ăn, chơi, phát triển vận động và trí tuệ bình thường nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu như trẻ ngủ ít hay nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Thời gian trung bình mà trẻ ngủ trong 24h bao gồm cả ngủ ngày và ngủ đêm như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Thời gian ngủ từ 16h-18h, mỗi giấc khoảng 3-4h.

  • Trẻ 2 - 6 tháng: Thời gian ngủ từ 14h-16h.

  • Trẻ 6 -12 tháng: Thời gian ngủ 14h.

  • Trẻ 1 - 3 tuổi: Thời gian ngủ 10h-13h.

  • Trẻ 3 - 10 tuổi: Thời gian ngủ 10h-12h.

  • Trẻ 10 -18 tuổi: Thời gian ngủ 8h-9h.

3. CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BÉ NGỦ HAY CỰA QUẬY

3.1. Không gian ngủ của bé không thoải mái:

Không gian ngủ của bé là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình ngủ của bé. Nếu không gian ngủ của bé không đảm phù hợp sẽ khiến trẻ khó ngủ.

Phòng ngủ của bé nên được lau chùi, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Các vật dụng như giường chiếu, chăn đệm được giặt giũ, phơi khô ráo, thay mới mỗi tuần trước khi cho bé sử dụng. Những sản phẩm ngủ cũng nên phù hợp với thể trạng và nhu cầu của trẻ nhỏ chứ không nên dùng đồ của người lớn dành cho trẻ.

Bố mẹ cũng nên duy trì nhiệt độ phòng ngủ ở mức vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ cơ thể của trẻ dù thời tiết có thay đổi. Không gian phòng ngủ dành cho bé sơ sinh phải thật sự yên tĩnh, thông thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp bên ngoài chiếu vào và giữ độ sáng vừa phải.

3.2. Ngủ ngày cày đêm

Em bé của bạn ngủ cả ngày, nhưng sau đó lại thức suốt đêm gây ảnh hưởng đến cả bé và bố mẹ. Bố mẹ nên thiết lập giờ đi ngủ cố định cho trẻ, tạo thói quen tạo giấc ngủ cho bé. Giờ đi ngủ và thức dậy giống nhau cho cả đêm và ngày, dù bé có đi học hay không, nếu có khác biệt không nên quá 1 giờ.

3.3. Ngủ không yên do đói hoặc quá no

Đừng để bé bụng đói trước khi ngủ. Tuy nhiên, bữa ăn quá nặng nề trước khi ngủ 1-2 giờ cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ nhớ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt là các chất như canxi, kẽm, sắt, omega 3, vitamin nhóm B, protein.... để tránh tình trạng bé thiếu chất gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

3.4. Tâm lý bé không thoải mái khi ngủ:

Trẻ ngủ không sâu giấc có thể là do trẻ hay nghịch ngợm, quậy phá nên bị bố mẹ la rầy, quát mắng và vô tình ảnh hưởng nặng lên tâm lý của bé. Điều này góp phần làm cho giấc ngủ của bé không sâu và dễ thức giấc.

Do đó, phụ huynh cần có phương pháp giáo dục bé thích hợp, tránh la rầy vô cớ làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý con nhỏ. Đặc biệt, bố mẹ nên nhớ rõ giường chỉ để ngủ và không dùng để làm việc khác, nhất là việc trừng phạt tránh cho bé sợ hãi mỗi khi nằm trên giường.

----------
𝗣𝗲𝘁𝗶𝘁 𝗧𝗼𝘄𝗻
For Babies & Kids

17A6 Đầm Trấu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 086 535 2290