Méo đầu ở trẻ sơ sinh là gì?

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh

5/29/20245 min read

Tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh không phải là điều hiếm gặp, nhiều bố mẹ bỗng phát hiện đầu con mình sợ bị méo và cảm thấy rất lo lắng, không biết trẻ sơ sinh bị méo đầu lớn có hết không và khi thấy trẻ sơ sinh bị méo đầu phải làm thế nào?

Vậy, tình trạng méo đầu hay còn gọi là hội chứng đầu phẳng là gì? Đó là tình trạng hình dạng đầu của bé bị không đối xứng hay bị méo do tác động của lực làm biến dạng hộp sọ. Có khá nhiều hình dạng của tình trạng méo đầu, và tỷ lệ bị bẹp đầu (méo đầu) nổi bật khi trẻ được 6 tuần tuổi cho đến 4 tháng, và sau đó giảm dần trong 2 năm vì hầu hết các trường hợp đều được xử trí trong thời gian đó.

Trước tiên, để kiểm tra đầu bé sơ sinh có bị méo không, bố mẹ nên quan sát vùng đầu của trẻ theo chiều từ trên xuống bằng cách đặt trẻ nằm ngửa và nhìn hình dạng đầu trẻ từ đỉnh đầu.

Nếu đầu bé sơ sinh bị méo, thì 1 bên đầu ở phía sau (khi trẻ nằm ngửa là phần đầu bên dưới) có thể bị phẳng và ít cong hơn so với bên kia. Bên cạnh đó, tai ở bên vùng đầu bị méo còn bị đẩy ra trước nhiều hơn, 1 bên trán trẻ cũng nhô ra nhiều hơn.

Petit Town không muốn đưa ra các hình ảnh thực tế của trẻ bị chứng méo đầu để làm minh họa
Petit Town không muốn đưa ra các hình ảnh thực tế của trẻ bị chứng méo đầu để làm minh họa

Petit Town không muốn đưa ra các hình ảnh thực tế của trẻ bị chứng méo đầu để làm minh họa

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng méo đầu của trẻ?

Tình trạng méo đầu có thể được gây ra bởi khá nhiều nguyên nhân như do trẻ bị sinh non khiến hộp sọ mềm hơn trẻ sinh đầy tháng, hoặc do trong quá trình sinh nở bởi tác động bởi xương chậu của người mẹ, bẩm sinh, v...v... nhưng Petit Town sẽ không đề cập nhiều đến các vấn đề đó vì đấy là điều không ai muốn xảy ra cả. Chúng ta chỉ tập trung vào nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất đối với các bé được sinh ra khỏe mạnh, bình thường.

Nguyên nhân phổ biến nhất là tư thế ngủ của trẻ do trẻ sơ sinh nằm ngửa để ngủ nhiều tiếng mỗi ngày nên đôi khi lực tác động kéo dài vào 1 dùng khiến phần đó bị bẹp. Điều này không chỉ xảy ra khi trẻ ngủ mà còn xảy ra khi ngồi trên ghế, xe nôi, xe đẩy, xích đu, ghế xếp,...

Phần lớn trường hợp tật này không gây bất cứ vấn đề nào nghiêm trọng nên bố mẹ đừng quá lo lắng nhé, nó không ảnh hưởng lên não và hình dáng đầu có thể cải thiện theo thời gian.

Phòng ngừa hội chứng méo đầu, phẳng đầu như thế nào?

  • Bế bé thường xuyên

Đây là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa, ngoài việc gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con, để con cảm nhận được tình yêu bố mẹ dành cho mình, điều này cũng phần nào giảm áp lực đè nén lên đầu bé khi phải nằm một chỗ quá lâu.

  • Thay đổi hướng nằm của bé

Khi bé nằm trong nôi, bố mẹ nhớ cố gắng thay đổi vị trí nằm của bé nhiều nhất có thể

  • Tập cho bé nằm sấp

Nằm sấp là tiền thân của chuỗi hoạt động trườn và bò - hoạt động đánh dấu khả năng di chuyển linh hoạt của bé. Nằm sấp cũng làm giảm áp lực lên đầu bé tối đa, bé có cơ hội được phát triển sức mạnh thể chất ở cổ tay, đầu, cổ,...

Lượng thời gian nằm sấp (tummy time) lý tưởng là ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút. Bố mẹ lưu ý việc này được thực hiện khi trẻ thức, hoặc có sự trông chừng, giúp đỡ từ phía bố mẹ chứ không phải cho bé nằm sấp để ngủ đâu nhé.

  • Massage đầu cho bé

Bằng việc xoa bóp đầu bé về đúng vị trí, các bộ phận được mát xa nhẹ nhàng cũng là phương pháp hiệu quả để chống bẹp đầu cho bé. Bé yêu cũng cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn khi được những ngón tay mềm mại của mẹ nắn bóp

  • Sử dụng gối chống bẹp với chất liệu mềm mại

Việc cho bé nằm không có gối hay trên bề mặt thô cứng cũng là nguyên nhân khiến bé bị bẹp đầu. Do đó bố mẹ hãy chọn những sản phẩm gối mềm mịn, êm ái, thân thiện với làn da của bé, nâng đỡ tốt để bé không bị bẹp đầu khi nằm một tư thế quá lâu. Các loại gối chống méo đầu cho bé thường có thiết kế lõm ở phần giữa và có bông mềm xung quanh để cố định đầu bé, phân bổ áp lực đều xung quanh chứ không tập trung vào một điểm.

Trên đây là một số chia sẻ về tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh thường gặp mà rất nhiều bố mẹ đang thắc mắc hay lo lắng. Thông thường bố mẹ không phải lo lắng gì hết, tình trạng sẽ được cải thiện nếu chúng ta biết cách xử lý. Tuy nhiên trong một số trường hợp bố mẹ nên mang bé đi khám hoặc gặp các chuyên gia để được tư vấn chính xác hơn nhé.